![]() |
Một hồng y người Ba Lan (trái) và một hồng y Mỹ trong lễ mixa tưởng niệm Giáo hoàng hôm chủ nhật tại Vatican. |
7 ngày nữa, các Hồng y sẽ bỏ phiếu kín ở nhà nguyện Sistine. Trong khi những vị chức sắc tôn giáo đang cân nhắc sẽ ủng hộ ai, nhiều nhà phân tích cho rằng phẩm chất và nhân thân sẽ đóng vai trò quan trọng. Một số quy định bất thành văn sẽ thu hẹp số ứng viên tiềm năng một cách đáng kể.
- Một Hồng y: Mặc dù về lý thuyết, bất kỳ nam tín đồ Thiên chúa giáo nào cũng có thể trở thành giáo hoàng, nhưng trên thực tế chỉ có thành viên Hồng y đoàn mới được bầu. Điều đó có nghĩa con số ứng viên giảm từ khoảng 500 triệu xuống còn 183 hồng y.
- Không quá già: Các hồng y không muốn tổ chức một cuộc bầu cử nữa quá sớm. Người ta cho rằng các hồng y trên 80 tuổi, những người không thể bỏ phiếu và không được tham gia hội nghị hồng y, sẽ không được xem xét. Điều đó có nghĩa con số ứng viên giảm xuống còn 117 người. Hồng y Joseph Ratzinger của Đức, bước sang tuổi 78 hôm 9/4, là vị chức sắc cao tuổi nhất trong số này. Tổng cộng, có 17 "ứng viên" trên 77 tuổi.
- Không quá ốm: John Paul I không có dấu hiệu ốm yếu một cách rõ ràng. Tuy nhiên, vì ông chỉ sống có 33 ngày sau khi được bầu năm 1978, nên sức khoẻ tốt được cho là một nhân tố quan trọng. Như vậy, những hồng y không có đủ sức khoẻ - Jaime Sin của Philippines, Alfonso Antonio Suarez Rivera của Mexico - sẽ không tham dự cuộc họp kín bầu ra giáo hoàng mới.
- Không quá trẻ: Mặt khác, tiếp sau Giáo hoàng John Paul II - vị giáo hoàng lâu thứ ba trong lịch sử, các hồng y phải tránh chọn một nhân vật nào đó có nhiệm kỳ dài nữa. Điều này có nghĩa 16 thành viên hồng y đoàn dưới 65 tuổi, trong đó có những nhân vật nổi tiếng, sẽ khó có khả năng được chọn.
- Thông thạo tiếng Italy là điều kiện bắt buộc: Mặc dù Giáo hoàng John Paul II đã phá lệ chỉ có người Italy trở thành người đứng đầu Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã kéo dài nhiều thế kỷ, nhưng 20 "ứng viên" người Italy vẫn có lợi thế. Tuy nhiên, dù giáo hoàng có phải là người Italy hay không, thì ông vẫn phải là giám mục xứ Rome và phải là một chức sắc có uy tín với giáo dân. Hơn nữa, tiếng Italy là ngôn ngữ được sử dụng hàng ngày trong ban lãnh đạo Vatican. Thông thạo tiếng Italy và biết các ngôn ngữ khác lại một lợi thế hơn nữa.
- Giáo hoàng mới sẽ không phải là người Ba Lan: Ngay cả nếu một trong số 3 hồng y Ba Lan là ứng viên xuất sắc, thì hồng y đoàn cũng sẽ không trao chức giáo hoàng cho nước này lần thứ hai liên tiếp. Có thể gốc gác của Giáo hoàng John Paul II còn làm các hồng y Đông Âu không phải Ba Lan ở vào thế bất lợi.
- Giáo hoàng mới cũng không phải là người Mỹ: 11 hồng y Mỹ có thể gần như ở ngoài danh sách ứng viên vì vị trí cường quốc của nước này. Giáo hội vẫn còn nhớ khi các giáo hoàng Pháp dưới thời Pháp là cường quốc duy nhất đã chuyển Vatican từ Rome sang Avignon (1308-1378).
- Kinh nghiệm quản lý giáo xứ: Giáo hoàng Pius XII (1939-1958) là nhà ngoại giao và viên chức Vatican. Tuy nhiên, tất cả các giáo hoàng kể từ sau đó đều đã đứng đầu các giáo xứ. Nếu tiếp tục duy trì tiêu chuẩn này, 7 hồng y Italy sẽ bị loại.
- Kinh nghiệm về Thiên chúa giáo La Mã: Mặc khác, người ta cho rằng một giáo hoàng thành công phải hiểu biết về văn hoá Vatican. Sự thực là cả John Paul I và John Paul II chưa từng làm việc tại Vatican, nhưng cả hai giáo hoàng đều đã tu nghiệp ở Rome và tham dự các hội nghị Uỷ ban Vatican thứ hai và các cuộc họp của Thiên chúa giáo La Mã khác.
- Giáo hoàng thường là người quản lý giáo xứ. Tuy nhiên, nhiều ứng viên nặng ký năm 2005 không đạt tiêu chuẩn này. Một giáo hoàng như vậy sẽ không được nhiều giáo dân biết ngay, nhưng không phải là không thể hoàn thành sứ mệnh.
Tuy nhiên, người ta cũng không thể loại trừ bất ngờ. Năm 1978, hầu như không ai nghĩ John Paul II - một hồng y không phải người Italy, đến từ một nước XHCN - trở thành Giáo hoàng.
Nguyễn Hạnh (theo AP)