Trong quá trình phát triển Đại Việt ở mọi lĩnh vực, vua Lê Thánh Tông rất ý thức việc biên soạn lịch sử, xây dựng, khôi phục kho tư liệu sử liệu dân tộc sau giai đoạn bị triệt tiêu văn hóa, sách vở thời thuộc Minh. Năm 1479, vua Lê Thánh Tông đã ra chỉ dụ cho Ngô Sĩ Liên, một sử quan làm việc trong Sử quán biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư.
Đại Việt sử ký toàn thư, thường được các sử gia gọi tắt là Toàn thư, là bộ quốc sử được viết theo thể biên niên. Ngô Sĩ Liên biên soạn bộ sử này dựa trên sự chỉnh lý và bổ sung hai bộ quốc sử cùng mang tên Đại Việt sử ký trước đó của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên.
Ngô Sĩ Liên hoàn thành việc biên soạn bộ sử vào năm 1479, bao gồm 15 quyển, ghi lại lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1427 khi nhà Hậu Lê được thành lập. Sau đó, dù đã được hoàn thành nhưng Đại Việt sử ký toàn thư không được khắc in để ban hành rộng rãi mà tiếp tục được nhiều đời sử quan trong Sử quán triều Hậu Lê sửa đổi, bổ sung và phát triển thêm. Đến nay, bộ Đại Việt sử ký toàn thư vẫn được coi là bộ chính sử Việt Nam lâu đời nhất còn tồn tại nguyên vẹn.
Ngoài ra, vua Lê Thánh Tông còn nhiều lần ra chiếu sưu tầm tư liệu, sách vở và dã sử trong dân gian.
Câu 6: Yêu văn thơ, Lê Thánh Tông đã lập hội Tao đàn vào năm 1495. Có bao nhiêu tiến sĩ được vua chọn tham gia hội này?