Vua Lê Nhân Tông lên ngôi lúc hơn 1 tuổi, Nguyễn Thị Anh, mẹ vua được tôn làm hoàng thái hậu, phải buông rèm nhiếp chính, quyết đoán việc nước. Theo Đại Việt thông sử, các đại thần dâng tờ biểu mong bà buông rèm nhiếp chính nhưng bà không chịu nhận. Quần thần dâng biểu lần thứ tư, bà mới nhận lời. Trong thời gian nhiếp chính, hoàng thái hậu giúp cả nước được bình yên.
Trong hai năm 1444 và 1445, vua Chiêm Thành hai lần đem quân vây cướp Hóa Châu. Triều đình cử nhiều tướng lĩnh như Lê Bôi, Trịnh Khả, Lê Thận, Nguyễn Xí đi đánh dẹp. Đến năm 1446, thái hậu sai Trịnh Khả, Lê Thụ và Trịnh Khắc Phục dẫn 60 vạn quân đi chinh phạt Chiêm Thành. Quân Đại Việt đánh tới Đồ Bàn thì phá tan quân Chiêm, bắt sống vua Chiêm Thành là Bí Cai và nhiều tướng tá, thủ lĩnh bộ tộc, cung nữ và khí giới.
Năm 1448, quốc gia Bồn Man chịu nội thuộc của Đại Việt. Vua Nhân Tông và thái hậu đã sáp nhập Bồn Man trở thành châu Quỳ Hợp của nhà nước Đại Việt. Cũng trong những năm tháng nhiếp chính, thái hậu và triều đình đã cho đào sông Bình Lỗ ở Thái Nguyên, tạo thuận lợi cho giao thông vận tải.
Năm 1451, thái hậu Nguyễn Thị Anh đã giết cha con Trịnh Khả và tướng Trịnh Khắc Phục. Người xưa cho rằng hai người này bị oan.
Về trường hợp của Trịnh Khả, Việt sử giai thoại chép vì vua Nhân Tông lên ngôi khi còn nhỏ tuổi nên Trịnh Khả rất sợ nhà vua bị nhiễm thói hư, lúc nào cũng nghiêm cẩn trong việc chăm sóc. Thế nhưng, bậc đại thần này lại bị kẻ ghen ghét gièm pha, khiến thái hậu Nguyễn Thị Anh cả tin mà nổi giận, giết ông cùng với con trai là Trịnh Bá Quát vào tháng 7/1451. 2 năm sau, ông được minh oan.
Năm 1453, vua Lê Nhân Tông đã lên 12 tuổi, có thể tự coi chính sự. Thái hậu trả lại quyền chính cho vua và lui về hậu cung.
Câu 3: Ngay sau khi trông coi chính sự, vua Lê Nhân Tông đã có hành động gì cho thấy sự độ lượng của mình?
a. Ân xá cho các công thần khai quốc từng có tội