Sách Đại Việt sử ký viết, năm 1358 hạn hán, sâu cắn lúa, cá chết nhiều. Vua đã xuống chiếu khuyến khích nhà giàu ở các lộ bỏ thóc ra chẩn cấp dân nghèo. Các quan ở địa phương tính xem số thóc bỏ ra là bao nhiêu rồi trả lại bằng tiền.
Năm 1359 mưa to, nước lớn, trôi cả nhà cửa của dân, thóc lúa bị ngập. Năm 1362 vừa hạn hán, vừa mưa to, nạn đói tràn lan. Vua Dụ Tông đã xuống chiếu miễn cho cả nước một nửa tô thuế năm ấy. Ông đồng thời xuống chiếu cho các nhà giàu dâng thóc để phát chẩn cho dân nghèo, đổi lại sẽ ban tước theo thứ bậc khác nhau cho họ. Khi vua đến ngự ở phủ Thiên Trường (Nam Định), có ai bị ốm đến, sẽ được ban thuốc, cho tiền gạo.
Vua Trần Dụ Tông có lòng nhân từ cứu đói cho dân. Tuy nhiên, ông chỉ chăm lo việc trước mắt mà không tính kế lâu dài để khắc phục lũ lụt, hạn hán như cho người đắp đê, khai thông kênh rạch. Việc đắp đê trị thủy ở thời vua Trần Thái Tông rất được chú trọng.
Câu 4: Vua Trần Dụ Tông cho người đào hồ trong cung để làm gì?