Sau khi đuổi sạch giặc Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi Đại Việt, năm 1293 vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Anh Tông, lên làm Thái thượng hoàng. Ông xuất gia đi tu, trở thành vị tổ thứ nhất của phái thiền Trúc Lâm Yên Tử, một phái thiền để lại dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Trang thông tin của Giáo hội Phật giáo Việt Nam viết: "Dân tộc Việt Nam tự hào đã xây dựng cho riêng mình một thiền phái tôn giáo mang đặc trưng riêng có của con người Việt Nam. Đó là Thiền phái Trúc Lâm Yên tử, một thiền phái nhân văn và gần gũi với cuộc sống của người dân, do một vị vua Triều Trần khai mở và phát triển. Ông là vị vua thứ ba triều đại Nhà Trần, Trần Nhân Tông".
Tác giả Trần Hồng Đức, trong cuốn Vương triều Lý - Trần với kinh đô Thăng Long đánh giá: "Xét trên bình diện triết học, Trần Nhân Tông có một vị trí quan trọng, ông là một triết gia lớn của Phật học Việt Nam".
Câu 5: Cuối thời Trần, một đại thần đã sắp xếp cho cháu ngoại của mình là Trần Thiếu Đế lên ngôi vua khi mới 3 tuổi. Đó là ai?