Phần trang trí tòa nhà lúc đầu định làm theo bản vẽ của họa sĩ Ruffier, nhưng sau lại được giao cho họa sĩ Bonnet. Ban đầu tòa nhà có tên tiếng Pháp là L'Hotel de ville, người dân gọi đơn giản là Dinh Xã Tây.
Theo tự điển Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ thì đây là "tòa đô sảnh một thành phố đời Pháp: Xã Tây Sài Gòn". Xã Tây theo nghĩa dân gian là làng của Tây, do các viên chức Pháp làm việc, công việc của Xã Tây do một viên thị trưởng người Pháp điều hành, và bên cạnh có một Hội đồng thị xã đều do nhà cầm quyền Pháp chỉ định.
Xã Tây trên giấy tờ gọi là Tòa thị sảnh. Đến thời Bảo Đại thì được đổi lại là Tòa đô sảnh và do các đốc phủ sứ được bổ nhiệm làm thị trưởng. Tòa nhà dùng cho công chức hội đồng điều hành cả vùng Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn.
Câu 3: Ở giữa tòa nhà là bức tượng độc đáo có nội dung gì?