Theo Đại Việt sử ký, Trần Khánh Dư trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất đã có công lớn, được lập làm Thiên tử nghĩa nam. Sau khi đánh thắng người Man ở vùng núi, ông được phong làm Phiêu Kỵ đại tướng quân. Chức này vốn chỉ phong cho hoàng tử. Khánh Dư sau đó được thăng mãi đến Tử phục Thượng vị hầu. Tuy nhiên, ông lại thông dâm với công chúa Thiên Thụy, vợ của Hưng Vũ Vương Nghiễn - con trai của Trần Quốc Tuấn (người có công đánh giặc).
Trần Nhân Tông sau đó sai người đánh chết Khánh Dư nhưng lại ngầm dặn chớ đánh đau quá, để không đến nỗi chết. Nhờ thế mà qua 100 gậy Trần Khánh Dư vẫn sống. Theo luật thời đó, qua 100 gậy mà không chết nghĩa là trời tha. Khánh Dư cũng vì thế được miễn tội chết. Ông bị phế truất binh quyền, tịch thu gia sản phải trở về quê ở Chí Linh (Hải Dương) làm nghề bán than.
Vị thủy tướng tài ba Trần Khánh Dư sau này được vua Trần Nhân Tông phục chức, phong làm phó tướng quân trấn giữ Vân Đồn. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần hai, ông lập công lớn khi đánh chiếm được đoàn thuyền vận tải quân lương, khi giới của giặc, bắt được nhiều tù binh.
Câu 4: Kiệu của vua Trần Nhân Tông từng bị một dân thường chặn lại để thưa kiện. Người dân này sau đó đã bị xử tội thế nào?