Sự nghiệp làm tướng võ của Tô Hiến Thành chủ yếu là dưới thời trị vì của vua Lý Anh Tông. Tô Hiến Thành được đề cập lần đầu trong sử sách khi ông có công trong việc bình định nổi loạn Thân Lợi.
Thân Lợi tự xưng là con trai của Lý Nhân Tông, nổi loạn chống vua Lý Anh Tông ở khu vực phía Bắc (thuộc Thái Nguyên ngày nay). Quân của Thân Lợi cuối cùng bị quân nhà Lý do Đỗ Anh Vũ chỉ huy đánh tan, Thân Lợi bị Tô Hiến Thành bắt. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết ngày 1 tháng 10 năm 1141, “Lợi chốn sang châu Lạng, Thái phó Tô Hiến Thành bắt được giao cho Anh Vũ đóng cũi giải về Kinh sư”. Sau đó, Thân Lợi bị xử trảm theo lệnh của vua Lý Anh Tông.
Sau khi dẹp loạn quân Thân Lợi, Tô Hiến Thành đã giúp vua đi dẹp loạn ở khắp mọi nơi và đạt được những công trạng lớn khác như phá tan cuộc quấy rối của Ai Lao và Ngưu Hống (năm 1159), đánh bại Chiêm Thành (năm 1167). Nhờ những chiến công của Tô Hiến Thành mà vị thế của nước Đại Việt dưới thời vua Lý Anh Tông trở nên lớn mạnh hơn.
Sách Giản yếu sử Việt Nam viết Tô Hiến Thành được nhân dân đương thời ca tụng ví như Gia Cát Lượng - nhà chính trị, quân sự kiệt xuất thời Tam Quốc (Trung Quốc).
Câu 3: Khi vua Lý Anh Tông Tông mất, Chiêu Linh Thái hậu, mẹ của Long Xưởng, đã đem vàng bạc đến đút lót cho vợ Tô Hiến Thành để mong ông giả di chiếu, phế Long Cán, tái lập Long Xưởng lên ngôi báu. Trước hành động đó, Tô Hiến Thành đã làm gì?
a. Nhận vàng bạc, chấp nhận làm theo mong muốn của Chiêu Linh Thái hậu
b. Nhận vàng bạc nhưng không làm theo mong muốn của Chiêu Linh Thái hậu