Theo Đại Việt sử ký toàn thư, tiên tổ của Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật, người tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), thời Hậu Hán (947-950) được cử sang làm thái thú Diễn Châu ở Việt Nam. Đời cháu thứ 12 của Hồ Hưng Dật là Hồ Liêm dời đến Đại Lại (Thanh Hóa). Hồ Quý Ly là cháu bốn đời của Hồ Liêm.
Theo thư tịch của Trung Quốc, họ Hồ ở Chiết Giang có thể không thuộc dòng Hán tộc mà là người Việt, thuộc một trong những tộc Bách Việt cổ.
Sử cũ không viết rõ năm sinh của Hồ Quý Ly. Nhưng Đại Việt sử ký toàn thư chép sự kiện năm 1405, "Quý Ly thấy mình đã 70", nên nhiều nhà nghiên cứu suy đoán ông sinh năm 1335.
Hồ Quý Ly có em là Hồ Quý Tỳ, hai con là Hồ Nguyên Trừng và Hồ Hán Thương. Hai bà cô của ông đều được vua Trần Minh Tông tuyển vào cung. Một bà là Hoàng phi Minh Từ sinh ra vua Trần Nghệ Tông, một bà là Hoàng phi Đôn Từ, sinh ra vua Trần Duệ Tông. Do đó, vua Trần Nghệ Tông mới lên ngôi rất tín nhiệm Quý Ly, đem em gái mới góa chồng là công chúa Huy Ninh gả cho.
Được vua Nghệ Tông tín nhiệm, Hồ Quý Ly liên tục nắm giữ chức vụ quan trọng trong triều đình. Ông thao túng triều chính, xúi vua giết những người không phục tùng mình. Năm 1394, khi Nghệ Hoàng chết, Hồ Quý Ly càng tỏ rõ ham muốn tiếm ngôi. Ông ép con rể là vua Trần Thuận Tông đi tu rồi sai người giết chết. Cháu ngoại của Hồ Quý Ly là Trần Thiếu Đế được sắp xếp lên ngôi khi mới 2 tuổi, sau2 năm thì bị họ Hồ tiếm ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Những hành động của Hồ Quý Ly bị người đời lên án.
*Ông vua quyền lực cuối cùng của nhà Trần
Câu 2: Hồ Quý Ly ở ngôi bao nhiêu năm?
b. 3 năm
c. 5 năm