Sau khi lên ngôi, vua Trần Nghệ Tông quan tâm đến việc khôi phục đất nước. Thấy chính sự thời Dụ Tông suy sụp, vua Trần Nghệ Tông đã muốn khôi phục nề nếp công việc theo lệ cũ từ đời vua Minh Tông.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Vua từng nói triều trước dựng nước, có luật pháp, chế độ riêng, không theo quy chế của nhà Tống, là vì Nam Nắc, nước nào làm chủ nước đó, không phải bắt chước nhau. Khoảng năm Đại Trị, bọn học trò mặt trắng được dùng, không hiểu ý nghĩa sâu xa của việc lập pháp, đem phép cũ của tổ tông đổi theo tục phương Bắc cả, như về y phục, âm nhạc... thật không kể xiết".
Đến tháng 3/1371, Chiêm Thành vào cướp phá vì mẹ Dương Nhật Lễ chạy trốn sang nước này, xúi giục chúng vào cướp để báo thù cho Nhật Lễ. Quân Chiêm Thành từ cửa biển Đại An (nay thuộc Nam Định) tiến thẳng vào kinh sư. Bấy giờ thái bình đã lâu, thành quách biên cương không có phòng bị, giặc đến không có quân nào ngăn được. Vua Nghệ Tông phải bỏ chạy về Đông Ngàn.
Quân Chiêm Thành đốt cung điện, nhà cửa, cướp lấy con gái, ngọc lụa đem về. Thư tịch, sổ sách do vậy cũng mất sạch. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, "nước nhà từ đó sinh ra nhiều chuyện".
Câu 3: Vì sao vua Trần Nghệ Tông được cho là không biết chọn người hiền?