Theo Đại Việt sử ký toàn thư, tháng giêng năm 1428, khi chưa lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã khẩn trương họp các đại thần để bàn bạc việc định ra luật trị nước. Tại ngôi điện tranh Bồ Đề (Gia Lâm), trước quan văn võ tham gia đánh thắng ngoại xâm, Lê Lợi tuyên bố: "Từ xưa tới nay, trị nước phải có pháp luật. Người không có phép để trị thì loạn. Cho nên bắt chước đời xưa đặt ra pháp luật để dạy các quan, dưới đến nhân dân biết thế nào là thiện, ác. Điều thiện thì làm, điều ác thì tránh, không được phạm pháp".
Ngày 15/4/1428, Lê Thái Tổ lên ngôi thì đến ngày 17/4, ông đã cho ban bố Chiếu thư ra lệnh "Tất cả quân dân khi dâng thư tâu trình việc gì, phải ghi theo đúng niên hiệu, quốc hiệu, đô hiệu, ai trái thì đánh gậy, hoặc bắt đi đầy, giáng chức. Mọi giấy tờ khoán ước mua bán, đổi chác, vay mượn, nếu không theo đúng quy định như trong Chiếu thư thì không có giá trị".
Cũng dưới triều Lê Thái Tổ, nhà Lê đã ban hành một số điều luật mà đến nay vẫn còn được bảo lưu trong Đại Việt sử ký toàn thư như Luật lệnh về kiện tụng (năm 1428); luật lệnh cấm đánh cờ bạc, uống rượu (năm 1428); luật lệnh không được bỏ ruộng đất hoang (năm 1429).
Theo luật thời vua Lê Thái Tổ, hình thức xử phạt với người phạm tội (kể cả quan lại hay dân chúng) thường là giáng chức, cách chức và bắt đi đày. Những người phạm tội thường phải thích chữ vào mặt theo mức nặng, nhẹ khác nhau.
Hình luật và Bộ luật Hồng Đức xuất hiện ở các đời vua sau của nhà Hậu Lê.
Câu 4: Để vực dậy đất nước sau khi bị nhà Minh phá hoại nặng nề, vua Lê Thái Tổ chủ trương xây dựng xã hội lấy lĩnh vực kinh tế nào làm gốc?