Theo Việt sử giai thoại, năm 1630, chúa Nguyễn Phúc Nguyên hỏi Đào Duy Từ về cách trả lại tờ sắc phong cho họ Trịnh. Duy Từ thưa: "Nên đúc một cái mâm đồng hai đáy, giấu sắc phong ở giữa. Xong, sắm đầy đủ lễ vật, lấy tướng Thần Lại là Văn Khuông làm sứ giả đi tạ ơn. Thần xin nghĩ sẵn hơn mười câu hỏi và trả lời để trao cho sứ giả mang đi, đến nơi tùy cơ ứng biến. Hễ đem xong mâm đồng cho họ Trịnh thì mau tìm cách về. Làm như thế, họ Trịnh sẽ mắc mưu ta".
Chúa theo lời, sai Văn Khuông đi Đông Đô. Văn Khuông bưng mâm đồng chứa đầy vàng bạc dâng lên. Trịnh Tráng nhận lấy. Ngay hôm đó, Văn Khuông lẻn ra khỏi cửa đô thành, theo đường biển mà trở về.
Chúa Trịnh Tráng thấy cái mâm đồng hai đáy thì lấy làm lạ, bèn tách ra xem thì thấy ở trong có tờ sắc phong và một tấm thiếp viết: "Mâu nhi vô dịch/ Mịch phi kiến tích/ Ái lạc tâm trường/ Lực lai tương địch". Bầy tôi dâng lên, Trịnh Tráng hỏi nhưng không ai hiểu được. Riêng có Phùng Khắc Khoan nói rằng đó chẳng qua là ẩn ngữ của mấy chữ "Dư bất thụ sắc" (tức là Ta không nhận sắc).
Trịnh Tráng giận lắm, sai người bắt Văn Khuông nhưng không kịp. Ông muốn lập tức đem quân vào đánh phương Nam, nhưng lúc bấy giờ ở Cao Bằng và Hải Dương đều có tin cáo cấp nên thôi.
Khi Văn Khuông về, chúa Nguyễn cả mừng nói: "Đào Duy Từ như Tử Phòng, Khổng Minh ngày nay vậy", nói rồi trọng thưởng cho Đào Duy Từ và thăng chức cho Văn Khuông.
Câu 5: Đào Duy Từ được một số nơi thờ vì được cho là ông tổ của loại hình nghệ thuật sân khấu nào?