Năm 18 tuổi, Lý Thường Kiệt xin tòng quân, được phong chức Tư mã hiệu úy. Năm 23 tuổi (1041), niên hiệu Can Phù Hữu Đạo đời vua Lý Thái Tông, ông được bổ vào ngạch thị vệ để hầu vua và sung chức Hoàng môn chi hậu - một chức hoạn quan.
Năm 1061, ông được nhà vua giao cầm quân dẹp loạn vùng Ngũ Huyện Giang (nay thuộc tỉnh Thanh Hóa) và lập được công lớn. Năm 1069, Lý Thường Kiệt được phong làm Đại tướng quân kiêm chức Nguyên soái quân tiên phong cùng em là Tán kỵ võ úy Lý Thường Hiến theo vua Lý Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành.
Ông có công lớn trong việc đánh hạ kinh đô Trà Bàn, chém chết tướng Chiêm Thành và bắt được vua Chiêm Chế Củ nên sau đó được phong là Phụ quốc Thái phó, Phụ quốc Thượng tướng quân, Khai quốc công, Thiên tử nghĩa nam (con nuôi của vua). Ít lâu sau, ông được phong làm Thái úy, đứng thứ hai triều đình sau Thái sư Lý Đạo Thành.
Câu 3: Từng chinh chiến nhiều nơi đem lại thắng lợi lớn cho nhà Lý nhưng tên tuổi của Lý Thường Kiệt gắn liền với cuộc kháng chiến chống quân nào nhất?