Mạc Thiên Tứ (1708-1780) tự là Sĩ Lân (tên thường gọi Mạc Thiên Tích) là danh thần đời Chúa Nguyễn. Khi cha ông là Mạc Cửu qua đời, Mạc Thiên Tứ 29 tuổi nối nghiệp cha mở mang đất Hà Tiên, được chúa Nguyễn Phúc Trú phong chức Tổng binh Đại đô đốc.
Ông đã giúp chúa Nguyễn trong việc phòng giữ vùng Hà Tiên khỏi sự xâm lăng của Thái Lan, Chân Lạp và những nhóm cướp biển, mở mang kinh tế vùng này.
Theo sách Nghiên cứu Hà Tiên (Trương Minh Đạt, NXB Trẻ 2008), năm 1739, quốc vương Chân Lạp là Nặc Bồn mang quân tới đánh Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ điều động binh sĩ chiến đấu suốt ngày đêm. Quân xâm lấn tan, họ Mạc được chúa Nguyễn khen ngợi, đặc cách cử ông làm Đô đốc tướng quân và ban cho áo bào đỏ cùng mũ, đai.
Năm 1747, giặc biển Đức Bụng vào cướp phá vùng ven biển đạo Long Xuyên (Cà Mau) cũng bị đội quân của Mạc Thiên Tứ đánh đuổi.
Năm 1756, quốc vương Chân Lạp là Nặc Nguyên uy hiếp người Côn Man (người Chiêm Thành di cư sang Chân Lạp), nhưng bị tướng Nguyễn Cư Trinh đánh bại, phải chạy sang Hà Tiên nương nhờ họ Mạc.
Mạc Thiên Tứ dâng thư lên chúa Nguyễn, nói Nặc Nguyên có ý muốn dâng đất Tầm Bôn, Lôi Lạp để chuộc tội. Chúa Nguyễn đồng ý và cho người hộ tống Nặc Nguyên về nước. Hai vùng đất đó trở thành hai phủ Gò Công và Tân An.
Năm 1757, Nặc Nguyên mất, chú họ là Nặc Nhuận làm giám quốc, từ lâu có ý muốn làm vua Chân Lạp. Nhưng lúc đó, Nặc Nhuận bị con rể giết chết cướp ngôi, con trai là Nặc Tôn chạy sang cầu cứu Hà Tiên.
Mạc Thiên Tích đứng ra sắp xếp, xin chúa Nguyễn cho Nặc Tôn làm vua Chân Lạp. Chúa Nguyễn thuận và sai Mạc Thiên Tứ cùng tướng sĩ năm dinh hộ tống đưa Nặc Tôn về nước.
Để tạ ơn, Nặc Tôn dâng Tầm Phong Long (vùng đất giữa sông Tiền và sông Hậu) cho chúa Nguyễn. Riêng họ Mạc, Nặc Tôn dâng năm phủ Hương Úc, Cần Bột, Trực Sâm, Sài Mạt và Lình Quỳnh để đền ơn giúp đỡ. Mạc Thiên Tứ đem hết đất ấy dâng cho chúa Nguyễn.
Chúa Nguyễn cho nhập vào Hà Tiên trấn, giao cho họ Mạc cai quản. Mạc Thiên Tích chia đất đó thành hai đạo: xứ Rạch Giá là Kiên Giang đạo, xứ Cà Mau là Long Xuyên đạo, đặt quan cai trị, chiêu lập dân ấp.
Câu 5: Mạc Thiên Tứ mất trong hoàn cảnh nào?