Nguyễn Văn Siêu khi bắt đầu làm quan ở Kinh đô Huế (1839) đã được vua Minh Mạng rất yêu quý, tin tưởng. Chưa đầy một năm sau khi bước vào quan trường, ông được vua thăng làm Lễ bộ chủ sự. Dù phẩm hàm còn thấp, Nguyễn Văn Siêu vẫn được đặc cách làm Phó chủ khảo trường thi Thừa Thiên.
"Năm 1841, vua Thiệu Trị lên ngôi, Nguyễn Văn Siêu càng được ưu ái. Ông được thăng Lễ bộ Viên ngoại lang, rồi thăng Nội các Thừa chỉ; năm Đinh Mùi (1847) lại được thăng Thị giảng học sĩ. Chương Hoàng Đế thường thân mật nói chuyện với ông, lại cho Thái tử Hồng Nhậm đến gặp ông, nghe giảng kinh điển và thơ văn. Vào thời gian này, quan Học sĩ Nguyễn Văn Siêu được triều đình giao soạn nhiều văn bản quan trọng...", tài liệu đồng tác giả của Trần Lê Sáng (Viện nghiên cứu Hán Nôm) ghi.
Dưới thời vua Tự Đức (tức Thái tử Hồng Nhậm, trị vì năm 1847-1883), Nguyễn Văn Siêu tiếp tục được tin tưởng, trọng dụng. Vua thăng ông lên làm Thị độc học sĩ, cho đi sứ nhà Thanh để học hỏi nhiều điều, sau về lại thăng chức Tập hiền viện học sinh, Kinh diên khởi cư chú.
Năm 1851, Nguyễn Văn Siêu được bổ nhiệm làm Án sát tỉnh Hà Tĩnh, là chức quan phụ trách án tụng của tỉnh này.
Câu 4: Quan Án Nguyễn Văn Siêu đã làm thế nào để tìm ra kẻ gian lận khi tên này và người chủ mua cùng khăng khăng nhận tấm vải là của mình?
a. Cho đánh mỗi người 10 trượng để sợ đau mà khai sự thật
b. Dọa xé tấm vải chia đôi cho mỗi người, để xem sắc mặt và đoán biết kẻ gian