Thành nhà Hồ còn có tên là Tây Giai hay Tây Đô, nằm trong núi Yên Tôn, thuộc hai xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Đây là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam. Nhà nghiên cứu người Pháp Bezacien từng đưa ra nhận định thành nhà Hồ là một trong những tác phẩm đẹp nhất của nền kiến trúc Việt Nam.
Theo sử liệu, vào năm 1397, trước nguy cơ đất nước bị giặc Minh từ phương Bắc xâm lăng, Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn (nay là Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, đồng thời cũng là cách để hướng lòng dân đoạn tuyệt với nhà Trần.
Theo đó, thành được Hồ Quý Ly cho xây dựng năm 1397. Từ cửa Bắc đến cửa Nam dài 870,5 m; từ cửa Đông đến cửa Tây dài 883,5 m; tổng chu vi là 3.508 m, tổng diện tích là 769.086,75 m2.
Mặt ngoài thành được ghép bằng đá khối, trong đắp đất. Phần lớn khối đá có kích thước 1,4x0,7 m; có vài khối dài tới 4 m, cao 1,2 m. Thành có 4 cửa lớn, đều xây cổng vòm bằng đá khối. Lớn nhất là cửa Tiền (cửa Nam) rộng 38 m, cao hơn 10 m với ba vòm cổng cuốn.
Theo sử sách, thời gian dựng thành chỉ 3 tháng và được dựng hoàn toàn thủ công. Làm thế nào để vận chuyển đá, xếp chồng đá tảng lớn không cần chất kết dính đến nay vẫn còn là bí ẩn.
Ngày 27/6/2011, thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Câu 2: Thanh Hóa có đường biên giới với nước nào?