Khu vực Hàm Rồng và cầu Hàm Rồng, thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, là di tích lịch sử thời kỳ chống Mỹ cứu nước, được xếp hạng di tích cấp quốc gia.
Cuối năm 1964, đầu năm 1965, sau thất bại ở chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ vạch kế hoạch ném bom phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, trong đó Hàm Rồng là mục tiêu quan trọng bậc nhất trong cuộc chiến tranh này. Phá sập cầu Hàm Rồng, Mỹ sẽ cắt đứt mạch giao thông Bắc - Nam, đồng thời phá hoại nền kinh tế Thanh Hóa, làm suy yếu vai trò của hậu phương đối với tiền tuyến miền Nam.
Cầu Hàm Rồng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ảnh tư liệu |
Xác định mục tiêu rõ ràng, từ năm 1965 đến năm 1968, không lực Mỹ liên tục đánh phá với cường độ rất cao và bằng nhiều chiến thuật. Các đơn vị bảo vệ cầu đã phải chiến đấu hàng trăm trận khiến Mỹ không thể đánh bom trúng cầu Hàm Rồng, qua đó bảo vệ thành công cây cầu chiến lược này.
Đến năm 1972, ngay đợt đầu của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần hai, Mỹ dùng những phương tiện chiến tranh hiện đại như máy bay chiến lược B52, bom laser để đánh sập cầu Hàm Rồng khiến giao thông bị tê liệt hoàn toàn. Năm 1973, cầu Hàm Rồng được khôi phục.
Theo Cổng thông tin điện tử Thanh Hóa, đến năm 1972, có 106 máy bay Mỹ, trong đó có cả B52, bị quân và dân Thanh Hóa bắn rơi. Khu vực Hàm Rồng và cầu Hàm Rồng còn ghi lại nhiều di tích như sườn núi Cảnh Tiên, nơi quân và dân lấy đá xếp thành chữ Quyết Thắng. Hàm Rồng còn ghi dấu ấn của nữ anh hùng Ngô Thị Tuyển, người vượt đạn bom vác 98kg đạn, nặng gấp đôi trọng lượng cơ thể, để tiếp cho bộ đội.
Câu 6: Thanh Hóa có vườn quốc gia nào?