Thần đạo (Shinto) là tín ngưỡng và tôn giáo của dân tộc Nhật Bản, xuất hiện từ trước Công nguyên. Đây là một trong hai tôn giáo hàng đầu ở xứ sở Phù Tang, bên cạnh Phật giáo (du nhập năm 552).
Cuốn “Nhật Bản” thuộc bộ sách “Đối thoại với các nền văn hóa” cho biết thần đạo nghĩa đen là “con đường của thần thánh”, không có nguyên tắc rõ ràng, không có danh tính xác định các vị thần. Nó hiện diện trong niềm tin của người Nhật ngay từ thuở sơ khai rằng có một thần linh nào đó ẩn náu trong vạn vật, cả sinh vật sống hay vật vô tri vô giác. Họ gọi chúng là “kami”, nghĩa là “bên trên” hay “ở trên cao”.
Linh hồn của các anh hùng dân tộc, học giả nổi tiếng và ông quan, của núi non, sông hồ, cây cối hay vách đá là “kami”. Họ lập ra các đền miếu nhằm tỏ lòng biết ơn đối với sự phù hộ độ trì và ban phúc của các “kami”, và mọi người tới các đền miếu này để cầu thành đạt.

Thần đạo là tôn giáo của dân tộc Nhật Bản. Ảnh: Emaze
Thần đạo không có đồ tế tự như hầu hết tôn giáo khác. Những cây gậy, lá cây và dải giấy được dùng trong các nghi lễ đơn giản thông thường. Một đặc điểm cốt lõi của nghi lễ Thần đạo là hành động thanh tẩy có tính chất tượng trưng mà người Nhật thực hiện trước khi đến một ngôi đền Thần đạo, như rửa tay và súc miệng. Nghi lễ Thần đạo là một phần trong lễ cưới, sinh nở, lễ hạ thủy tàu bè, đặt móng cho công trình xây dựng mới.
Câu 5: Nhà Yamato của Nhật Bản là triều đại tồn tại lâu đời nhất lịch sử thế giới với hơn 2.000 năm. Đương kim Thiên hoàng Akihito là Thiên hoàng thứ bao nhiêu của Nhật Bản?