Bên cạnh việc nổi tiếng là quốc gia giàu có nhờ trữ lượng dầu mỏ khổng lồ, Ả Rập Xê Út (Tây Á) còn được biết đến với biệt danh “cái nôi của đạo Hồi”. Nguyên nhân là tôn giáo này ra đời vào thế kỷ 7 tại bán đảo Ả Rập, tôn thờ Thánh Allah, Đấng Tối cao. Cho đến ngày nay, phần lớn người dân Ả Rập theo đạo Hồi.

Khăn quấn, khăn choàng là một phần không thể thiếu trong trang phục của người Ả Rập. Ảnh: Flickr
Đối với các tín đồ, Muhammad là vị Thiên Sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên Kinh Qur'an (còn viết là Koran) qua Thiên thần Jibrael. Không giống Kito giáo được đặt theo tên chúa Jesus, Phật giáo đặt theo tên Đức Phật, đạo Khổng (nho giáo) đặt theo tên Khổng Tử, Hồi giáo không được đặt theo tên người. Trong tiếng Ả Rập, Hồi giáo là Islam, có nghĩa “vâng mệnh, quy phục Thượng đế”.
>>Quay lại