Ba Đình là quận trung tâm của thủ đô, nơi tập nhiều cơ quan nhà nước quan trọng của Việt Nam và Hà Nội. Quận này rộng 9,25 km2 với dân số hơn 242.000.
Theo Cổng thông tin quận Ba Đình, tên gọi của quận xuất phát từ cuộc khởi nghĩa Ba Đình diễn ra từ năm 1886-1887 hưởng ứng phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX do các chí sĩ yêu nước Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Hoàng Bật Bạt, Trần Xuân Soạn, Hà Văn Mao tiến hành.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là kiến trúc trung tâm của quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Hà Thành.
Ba Đình là vùng đất của ba thôn Mỹ Khê, Thượng Thọ, Mậu Thịnh ở giữa vùng đầm lầy hiểm trở thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Khu vực này được gọi là Ba Đình bởi ba thôn trên có chung một ngôi đình ở thôn Mỹ Khê.
Cuộc khởi nghĩa Ba Đình thất bại nhưng đã để lại tiếng vang lớn, tiêu biểu cho tinh thần yêu nước giai đoạn cuối thế kỷ XIX nên địa danh Ba Đình được chọn để đặt tên cho vườn hoa tại ngã sáu phía sau vườn Bách Thảo. Tại đây, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Từ sau ngày Hà Nội được giải phóng, từ năm 1954 đến 1959, tên gọi Ba Đình được đặt cho một trong tám khu phố nội thành.
Tháng 5/1961, khu phố Ba Đình được thành lập trên cơ sở sáp nhập các khu phố Trúc Bạch, Ba Đình và ba xã nông nghiệp ngoại thành thuộc khu vực phía nam Hồ Tây. Lúc này, Ba Đình được chia thành 50 khối, đến tháng 5/1968 sáp nhập thành 35 tiểu khu.
Năm 1981 khu phố Ba Đình đổi thành quận Ba Đình gồm 15 phường. Đầu năm 2005, Chính phủ điều chỉnh địa giới các phường Ngọc Hà, Cống Vị, Ngọc Khánh và thành lập thêm hai phường mới là Liễu Giai và Vĩnh Phúc.
Câu 5: Đâu không phải là một tên quận hiện nay?