Xã hội Nho giáo Việt Nam thời phong kiến mang định kiến nặng nề với phụ nữ, không cho họ quyền tham gia học hành, thi cử... Tuy nhiên, trong lịch sử khoa bảng hơn 800 năm của Việt Nam, vẫn xuất hiện một tiến sĩ nữ. Sách Đại Nam dư địa chí ước biên viết: "Am Đàm Hoa, Tiến sĩ gái" (ở am Đàm Hoa có một nữ tiến sĩ). Đại Nam nhất thống chí gọi tên bà là Nguyễn Thị Duệ hay một số tài liệu khác ghi là Nguyễn Thị Du hoặc Nguyễn Ngọc Toàn.
Nguyễn Thị Duệ sống vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, quê ở làng Kiệt Đặc (nay là phường Văn An), huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Khi nhà Mạc bị họ Trịnh đánh bại chiếm kinh đô, phải rời đến Cao Bằng lánh nạn, gia đình bà Duệ cũng tị nạn trên đó.
Vốn thông minh hơn người, 10 tuổi đã biết làm văn thơ, Nguyễn Thị Duệ được cha cho giả làm con trai theo thầy học chữ. Năm nhà Mạc mở khoa thi, lúc ấy dù triều đình đã suy kém nhưng lòng dân vẫn theo đông, sĩ tử tham gia rất nhiều, Nguyễn Thi Duệ lấy tên giả nam đi tranh tài và đỗ đầu. Khi ấy bà khoảng 17-20 tuổi.
Câu 2: Bị phát hiện giả nam đi thi và đỗ tiến sĩ, Nguyễn Thị Duệ đã bị xử lý như thế nào?