Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu trong cuốn Địa lý Gia Định - Sài Gòn - TP HCM (NXB Tổng hợp TP HCM - NXB Văn hóa Sài Gòn), tên chữ của sông Sài Gòn là sông Tân Bình, bắt nguồn từ Campuchia, chảy vào Lộc Ninh (Bình Phước), tạo thành hồ Dầu Tiếng giữa Tây Ninh, chảy qua Bình Dương.
Từ ranh giới giữa thị xã Dĩ An (Bình Dương) và quận Thủ Đức (TP HCM), sông Sài Gòn chảy trong địa phận TP HCM, tới Cát Lái nhập với sông Đồng Nai làm thành sông Nhà Bè.
Từ Phú Xuân, sông Nhà Bè lại chia làm hai nhánh là sông Soài Rạp (coi như nối tiếp sông Đồng Nai) và sông Long Tàu (coi như nối tiếp sông Sài Gòn). Sông Nhà Bè và sông Lòng Tàu chảy vào sông Ngã Bảy; sông Ngã Bảy chảy qua vịnh Cần Giờ ra biển Đông.
![chinh-xac-dap-an-la-thuy-van](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2017/07/27/dp-1194-1501142233.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=7iwLm6kTmSd6r1ItqUFv9Q)
Tàu thuyền trên sông Sài Gòn. Ảnh: Mạnh Tùng
Sông Sài Gòn có ích cho thủy vận nhiều hơn là thủy lợi hay thủy điện. Sông chảy dọc thành phố 80 km, bề rộng thay đổi từ 225 m đến 370 m với chiều sâu 10-25 m. Nhờ đó mà tàu 10.000 tấn ra vào Tân Cảng dễ dàng, còn tàu 20.000 tấn vào cảng Sài Gòn không gặp khó khăn vì đáy nước sâu.
Tàu thuyền trong nước và quốc tế vào cửa Cần Giờ, theo sông Sài Gòn lên hải cảng Khánh Hội; thuyền bè nội địa theo sông này đi Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước khá dễ dàng. Qua chi nhánh của sông Sài Gòn, việc chuyên chở từ Sài Gòn về các tỉnh miền Tây cũng thuận lợi.
Câu 4: Cầu dây văng lớn nhất bắc qua sông Sài Gòn ở TP HCM tên là gì?