Theo Đại Nam thực lục tiền biên, năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Tần không được khỏe, cho triệu con thứ là Nguyễn Phúc Thái đến và nói: “Ta bình sinh ra vào gian hiểm để giữ nhà giữ nước. Con nối ngôi phải sửa thêm nhân chính cho yên bờ cõi. Các quan văn võ đều do ta cất dùng, phải đem lòng tin dùng cùng mưu mọi việc, đừng để cho bọn tiểu nhân lẻn vào”.
Chúa cũng triệu các đại thần đến bảo: “Ta với các khanh một chí khí với nhau mà công việc mưu đồ chưa trọn. Nay con ta tuổi còn nhỏ, mong nhờ các khanh đồng tâm giúp đỡ, cho công nghiệp của tổ tông được rõ ràng. Đừng quên lời ấy”.
Chúa Hiền mất, hưởng thọ 68 tuổi. Nguyễn Phúc Thái lên ngôi, trở thành vị chúa thứ năm của chính quyền Đàng Trong, thường được gọi là chúa Nghĩa.
Chúa Nguyễn Phúc Thái sinh năm 1649, khi lên ngôi đã ở tuổi 39. Ông là con trai của chúa Nguyễn Phúc Tần và bà Tống thị. Theo Đại Nam thực lục tiền biên, khi con cả của chúa là Phúc Diễn mất sớm, chúa Nguyễn Phúc Tần cho rằng Phúc Thái hiền đức nên phong tước và định sẵn cho nối ngôi. Chúa lên ngôi đã “rộng hình phạt, nhẹ phú thuế, trăm họ ai cũng vui mừng".
Câu 5: Khi lên ngôi, chúa Nguyễn Phúc Thái đã dời dinh phủ chúa tới làng nào của Hương Trà (Thừa Thiên)?