Năm 1651, vua Chiêm Thành là Po Rome qua đời. Đến năm 1652, Po Nrop hay còn được gọi là Bà Tấm lên ngôi. Sau một năm, Bà Tấm đã đem quân xâm lấn vào đất Phú Yên.
Vừa qua một cuộc chiến lớn với họ Trịnh và đang phải chuẩn bị vào cuộc chiến mới, nhưng chúa Nguyễn Phúc Tần đã phải cử người đem quân đi đánh lấy lại đất Phú Yên, đẩy lùi quân Chiêm Thành về phía nam sông Phan Rang. Bà Tấm phải trốn chạy rồi xui con dâng thư xin hàng, dâng đất Kauthara cho chúa Nguyễn, lấy sông Phan Rang làm giới hạn.
Chúa Nguyễn đã đem phần đất phía đông của sông Phan Rang đến địa đầu Phú Yên lập thành hai phủ Thái Khang (sau là Ninh Hòa) và Diên Ninh (sau là Diên Khánh). Hai phủ này hợp thành dinh Thái Khang (nay là Khánh Hòa).
Miền đất còn lại ở phía tây sông Phan Rang (Bình Thuận ngày nay) vẫn thuộc về Chiêm Thành, nhưng vua Chiêm hàng năm phải chịu tiến cống cho họ Nguyễn.
Về phía Chân Lạp, năm 1658, tình hình vương quốc rối ren, chú cháu anh em tranh quyền đoạt vị, tàn sát lẫn nhau. Hai người đã sang cầu cứu chúa Nguyễn. Cùng với đó, việc vua Chân Lạp bắt đầu cho quân xâm lấn vào biên giới thuộc đất của các chúa Nguyễn đã khiến chúa phải cử quân đi đánh.
Nước Chân Lạp đã thần phục và trở thành phiên thần của triều đình họ Nguyễn, hàng năm nộp cống thuế và có nghĩa vụ bảo vệ những cư dân người Việt đang sinh sống làm ăn ở Chân Lạp. Sự kiện này ghi nhận dấu mốc quan trọng đầu tiên của triều đình họ Nguyễn trong việc xác lập chủ quyền trên vùng đất Thủy Chân Lạp trong những năm đầu thế kỷ 17.
Hơn thế nữa, đến năm 1679, 3.000 quan quân nhà Minh vào Đàng Trong lánh nạn, xin làm tôi chúa Nguyễn. Sau một cuộc bàn bạc, chúa Hiền cho lực lượng người Hoa này vào đất Đông Phố (tên cổ của Gia Định) thuộc nước Chân Lạp để khai phá đất đai. Chúa Hiền còn cho họ khai phá mở mang vùng đất Biên Hòa (nay thuộc Đồng Nai), Mỹ Tho (Tiền Giang) và các vùng đất kế cận.
Câu 3: Chúa Nguyễn Phúc Tần từng khiến mỹ nữ bên cạnh mình phải chết do đọc được câu chuyện về một nhân vật khiến vua mất nước. Đó là ai?