Theo Lịch sử Đảng bộ huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang), vùng đất này xưa kia thuộc Tầm Phong Long (phiên âm từ chữ Kongpong Luông trong tiếng Khơ me, gồm từ Vĩnh Long, Sa Đéc lên tận Châu Đốc).
Trước năm 1832, vùng đất Tri Tôn thuộc địa phận của trấn Tây Thành. Đến năm 1839, Tri Tôn thuộc huyện Hà Dương (phủ Tĩnh Biên, tỉnh Hà Tiên). Năm 1842, vua Thiệu Trị sáp nhập phủ Tĩnh Biên, huyện Hà Dương về tỉnh An Giang. Đến năm 1844, Tri Tôn trở về Hà Tiên như trước.
Năm 1850, huyện Hà Dương kiêm nhiếp huyện Hà Âm, thuộc về phủ Tuy Biên (tỉnh An Giang), huyện lỵ đặt tại thôn An Thạnh (thuộc thị trấn Tịnh Biên ngày nay), có 4 tổng với 40 xã, thôn. Kể từ đó, vùng đất Tri Tôn thuộc về tỉnh An Giang.
Địa danh Tri Tôn được xuất phát từ ngôi chùa Khơ me là Xà Tón (Xvayton). Theo lời kể dân gian, ngày xưa nơi đây ít người sinh sống, trên những ngọn cây cao có rất nhiều khỉ thường xuống đất níu kéo người.
Khi xây chùa, người dân đã đặt là Xvayton (đọc là Xà Tón với "Xvay" nghĩa là con khỉ; "Ton" là đeo, níu kéo). Xà Tón bị người dân nói chệch là Tri Tôn.
Câu 2: Địa danh nào gốc Khơ me ở Nam Bộ chỉ con rùa?
Mạnh Tùng