Nhà văn Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Từ nhỏ, ông được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại.
Năm 1926, ông tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, làm nghề dạy học ở nhiều nơi như Hải Dương, Lào Cai, Nam Định. Ông viết văn từ sớm, tác phẩm đầu tay Kiếp hồng nhan (viết năm 1920, được xuất bản năm 1923) là đóng góp cho nền văn xuôi Việt Nam bằng chữ quốc ngữ.
Có một giai thoại về ông, khi nhà chức trách hỏi về học vấn để bổ sung vào hồ sơ lý lịch, Nguyễn Công Hoan nhận mình là người chỉ đọc thông, viết thạo.

Minh họa cho truyện ngắn "Người ngựa, ngựa người".
Nhiều tác phẩm của ông gây tiếng vang trong dư luận một thời, có tác phẩm trở thành kinh điển của dòng văn học hiện thực như Người ngựa, ngựa người (truyện ngắn, 1931), Thế là mợ nó đi Tây (truyện ngắn, 1932), Tắt lửa lòng (truyện dài, 1933), Lá ngọc cành vàng (tiểu thuyết, 1934), Kép Tư Bền (tập truyện ngắn, 1935), Oẳn tà roằn (truyện ngắn, 1937), Bước đường cùng (tiểu thuyết, 1938), Tinh thần thể dục (truyện ngắn, 1939), Cái thủ lợn (tiểu thuyết, 1939)…
Câu 5: Nguyễn Công Hoan là tổng biên tập đầu tiên của tờ báo nào?