Nếu như các nhà văn khác đi sâu vào phản ánh phong tục hay đời sống cùng cực của nông dân dưới thời thực dân phong kiến thì Nam Cao lại chú trọng đến việc thể hiện nỗi đau đớn của những tâm hồn, nhân cách bị xúc phạm, bị hủy diệt. Khi cả làng Vũ Đại quay lưng với Chí Phèo, Thị Nở lại đánh thức bản tính lương thiện trong con người anh ta.

Cảnh Thị Nở đem bát cháo hành cho Chí Phèo trong phim.
Khi tỉnh dậy sau những cơn say triền miên, Chí đã trở lại với cuộc sống tự nhiên. Bát cháo hành Thị Nở nấu cho Chí đã làm anh ta thấy cô là người tốt bụng, đầy trách nhiệm và hai người đem lòng yêu nhau.
Trong truyện có đoạn miêu tả cảnh Chí Phèo ăn cháo:
Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo rất ngon. Nhưng sao lại mãi đến bây giờ hắn mới nếm vị mùi cháo?
Câu 4: Khi bị cự tuyệt quyền làm người và nhận ra kẻ thù cuộc đời mình là Bá Kiến, Chí Phèo đã giết ông này. Câu nói thể hiện sự bế tắc anh ta trước khi giết người và tự kết liễu đời mình là gì?