Sinh thời, Nguyễn Tuân cổ súy tích cực cho chủ nghĩa xê dịch, với phương châm sống là luôn luôn thay đổi thực đơn cho giác quan. Chủ nghĩa xê dịch được hiểu như là sự chuyển đổi vị trí về địa lý, chuyển đổi cảm giác về hình ảnh.
Ông không thích cuộc sống trầm lặng, bình ổn nên đi suốt chiều dài đất nước để tìm những điều mới mẻ, độc đáo. Các giai thoại về ông nhờ đó rất phong phú.
Có người kể rằng, để mô tả ống khói tàu hỏa, ông đã ăn nằm tại ga Thanh Hóa mất gần cả tháng để quan sát cho bằng được các thời điểm của ống khói hoạt động lúc bắt đầu nổ máy, lúc khởi hành từ từ bò ra khỏi ga, lúc tàu đạt đến tốc độ tối đa cho phép, khi tàu giảm tốc độ để vào ga.
Một lần khác, ông bỏ sáu tháng quan sát số đồn bốt ở khu vực vĩ tuyến 17 cả hai bờ Bắc - Nam và đếm số thanh ván bắc phía bên kia cầu Hiền Lương, khi hai miền còn bị chia cắt. Không thể "vượt biên" sang bên kia, ông nghĩ ra cách nhờ những người công an sang bờ bên kia làm nhiệm vụ đếm hộ.
Lần đầu có kết quả, ông không tin ngay mà tìm cách kiểm tra lại. Cuối cùng ông chấp nhận kết quả là phía bên kia cầu Hiền Lương có được 444 thanh ván so với 447 thanh ván phía bờ Bắc.
Theo chủ nghĩa xê dịch, vì thế văn chương của Nguyễn Tuân chứa cảm giác mãnh liệt của những phong cảnh tuyệt đẹp, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội.
Câu 4: "Bữa rượu máu", "Chữ người tử tù", "Những chiếc ấm đất" là những tác phẩm trong tuyển tập nào của Nguyễn Tuân?