Nguyễn Tuân (1910-1987) là nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam với sở trường về tùy bút và ký. Ông đã thử bút qua nhiều thể loại thơ, bút ký, truyện ngắn trào phúng, song đến năm 1938 mới nhận ra sở trường của mình với một số tác phẩm được đánh giá xuất sắc như Một chuyến đi, Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua.
Tác phẩm của Nguyễn Tuân trước năm 1945 chủ yếu xoay quanh ba đề tài là chủ nghĩa xê dịch, vẻ đẹp vang bóng một thời và đời sống truỵ lạc. Sau đó, sức sáng tác của Nguyễn Tuân ngày càng dồi dào. Ông đi nhiều nơi, sáng tác nhiều tác phẩm xuất sắc Tùy bút kháng chiến và hòa bình (1956), Tùy bút Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972).
Theo đánh giá của các nhà phê bình văn học, Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa, tuy chỉ viết văn nhưng ông còn am hiểu nhiều môn nghệ thuật gồm hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt, vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện.
Sinh thời, ngoài tên thật là Nguyễn Tuân, ông còn có nhiều bút danh như: Nhất Lang, Thanh Thủy, Thanh Hà, Ngột Lôi Nhật, Ngột Lôi Quật, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc.
Nguyễn Tuân được nhiều người trong giới văn học và độc giả tôn vinh là "ông vua tùy bút".
Câu 2: Nhà văn Nguyễn Tuân quê ở đâu?