Thi nhân Việt Nam vừa là hợp tuyển vừa là nghiên cứu, phê bình phong trào Thơ mới Việt Nam trong năm 1932-1941 do hai anh em nhà văn Hoài Thanh và Hoài Chân biên soạn.
Cuốn sách bình luận theo phương pháp chủ quan, được nhiều nhà văn đánh giá rất cao về giọng bình và trình độ cảm nhận của tác giả.

Tập thơ "Giấc mộng con" của Tản Đà.
Cuốn sách viết về 44 nhà thơ của phong trào Thơ mới và thi nhân Tản Đà ở "ghế danh dự", được trích đăng hai bài thơ là Thề non nước và Tống biệt. Năm 1916, cuốn sách đầu tiên của Tản Đà là tập thơ Khối tình con 1 được xuất bản, gây tiếng vang lớn.
Sau thành công đó, ông viết liền cuốn Giấc mộng con (cho in năm 1917) và một số vở tuồng Người cá, Tây Thi, Dương Quý Phi, Thiên Thai (diễn lần đầu năm 1916 tại Hải Phòng).
Trong bài Thề non nước có những câu thơ nổi tiếng như:
Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ lời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông
Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày.
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.
Câu 3: "Muốn làm thằng Cuội" là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của Tản Đà. Bài thơ được viết theo thể loại nào?