Khi thiết kế dinh Ðộc Lập, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ phương Đông và cá tính của dân tộc.
Toàn thể bình diện của dinh làm thành hình chữ "Cát" có nghĩa là tốt lành, may mắn. Tâm của dinh là vị trí phòng trình quốc thư, lầu thượng là tứ phương vô sự lầu hình chữ "Khẩu". Hình chữ "Khẩu" có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ "Trung". Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ "Tam".
Vẻ đẹp kiến trúc của dinh còn được thể hiện bởi bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao xung quanh tầng 2. Trong dinh, tất cả đường nét kiến trúc đều dùng đường ngay sổ thẳng.
Sân trước của dinh là một thảm cỏ hình oval có đường kính 102 m. Màu xanh thảm cỏ tạo ra cảm giác êm dịu, sảng khoái ngay khi bước qua cổng. Chạy dài suốt chiều ngang của đại sảnh là hồ nước hình bán nguyệt. Trong hồ thả hoa sen và súng gợi nên hình ảnh những hồ nước yên ả ở các ngôi đình, chùa cổ kính của Việt Nam.
Câu 5: Số hiệu chiếc xe tăng đã húc đổ cổng chính dinh Độc Lập sáng 30/4/1975, đánh dấu kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước là gì?