Lên ngôi được một năm, chúa Nguyễn Phúc Lan chuyển thủ phủ từ làng Phước Yên (Quảng Điền, Thừa Thiên) qua làng Kim Long (Hương Trà, Thường Thiên).
Theo sách Lịch sử Việt Nam, sau năm 1640, thấy tình hình thuận lợi, “nước nhà phong phú”, “vẫn có ý đánh miền Bắc”, chúa Nguyễn ráo riết cho kén chọn bộ binh, thao diễn trận pháp. Chúa lệnh cho ba huyện Hương Trà, Quảng Điền, Phú Vang làm trường thao diễn thủy quân và cho đắp núi đất cao hơn 300 thước, rộng 150 thước để thao diễn cách bơi chèo và bắn súng.
Thấy vậy, năm 1643 Trịnh Tráng sai Thái bảo Trịnh Tạc và Trịnh Đệ thống lĩnh đại quân xâm phạm Nam Bố Chính. Tướng đứng đầu quân Nguyễn là Bùi Công Thắng chết trận. Quân Trịnh đánh chiếm cửa Nhật Lệ.
Tháng 3/1643, Trịnh Tráng lại dẫn vua Lê tiến đóng quân ở xã An Bài, Bắc Bố Chính (thuộc Bình Chính, tỉnh Quảng Bình, một làng cách cửa sông Gianh chừng 4km). Một tháng sau, Trịnh Tráng sai Trịnh Đào đánh lũy Trung Hòa (thuộc làng Mỹ Hòa, Quảng Bình). Quân Nguyễn phòng thủ vững chắc. Quân Trịnh đánh không được. Trời nóng bức, quân bị chết nhiều, Trịnh Tráng phải cho rút về.
Sau năm năm rút quân, đầu năm 1648, thủy quân của họ Trịnh tiến vào cửa biển Nhật Lệ, mở ra cuộc chiến thứ tư trong nội chiến Trịnh - Nguyễn. Tướng Hoàng Lễ của họ Nguyễn chống cự nhưng bị thua, phải cầu viện Nguyễn Phúc Kiều. Kiều sai Nguyễn Triều Văn đem thuyền chiến đến cứu viện nhưng người này nhút nhát, không chịu tiến khiến quân Trịnh tiến vào chiếm dinh Quảng Bình.
Chúa Nguyễn Phúc Lan sai con trai Nguyễn Phúc Tần cùng các tướng Tống Hữu Đại, Nguyễn Hữu Dật và Nguyễn Triều Văn lĩnh thủy binh, chúa thân chinh đem đại binh đi sau, đóng trại ở Trung Chi (thuộc huyện Đăng Xương).
Quân tiến đến dinh Quảng Bình, Nguyễn Phúc Tần hội bàn các tướng, cho thủy binh phục sẵn ở bên tả sông Cẩm La, chặn đường tháo lui của họ Trịnh, rồi sai Nguyễn Phúc Tiến đem hơn 100 con voi đực, đang đêm đánh thẳng vào dinh quân Trịnh, mở đường cho bộ binh đánh theo sau.
Quân Trịnh bị đánh bất ngờ, thua chạy, lại bị quân thủy đánh truy kích, đều bị chết đuối. Quân Nguyễn đại thắng, bắt sống đươc ba tướng và ba chục nghìn tàn quân của nhà Trịnh.
Câu 3: Nguyễn Phúc Lan đã có một chính sách hoàn hảo với ba chục nghìn tàn quân của nhà Trịnh bị bắt sống trong cuộc chiến năm 1648. Chính sách đó là gì?
a. Cho vào phía nam sinh sống, khai khẩn ruộng hoang