Tống thị là vợ lẽ của trấn thủ Quảng Nam Nguyễn Phúc Kỳ (người con trưởng đột ngột qua đời của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên), tức chị dâu của chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan.
Năm 1639, Tống thị vào yết kiến. Sách Đại Nam thực lục tiền biên chép: "Tống thị có vẻ xinh đẹp, khéo ứng đối, từng nhân việc vào ra mắt, đem tình trạng đau khổ kêu xin và xâu một chuỗi (ngọc) bách hoa để dâng. Chúa thương tình, cho được ra vào cung phủ. Thị thần có người can nhưng chúa không nghe".
Nhờ vào địa vị với chúa, Tống thị làm giàu bằng cách nhận hối lộ của những kẻ luồn cúi, cầu cạnh, thẳng tay bóc lột dân đen. Bà còn xúi chúa trừng trị những người mà bà oán ghét, những cận thần trung nghĩa dám can gián chúa, những kẻ tỏ ý khinh miệt việc làm bất chính của bà.
Còn chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan, từ ngày có Tống thị ở bên, trở nên nóng nảy, xa xỉ. Từ một quân vương chiến công hiển hách, chúa dần bỏ bê quốc sự, coi nhẹ xã tắc sơn hà. Năm 1640, thấy biên cương không có gì đáng lo, chúa quay sang chăm yến tiệc vui chơi, xây dựng cung thất công dịch không ngớt.
Thấy vậy, nội tán họ Phạm, một người cương trực, đã liều thân can rằng: "Xưa kia Nghiêu Thuấn dùng nhà cỏ tranh không xén, xà mộc không đẽo, mà chư hầu cảm nhận, bốn rợ mến đức, hà tất phải nhà cao cửa rộng mới yêu thích đâu? Nay họ Trịnh trên thì ép vua Lê, dưới thì hiếp công khanh, vốn có ý nhòm ngó ta. Chúa nên lo lắng siêng năng, xem xét thời cơ, mở mang bờ cõi. Nếu không nghĩ điều ấy mà chỉ chăm việc thổ mộc, thì thần chưa biết như thế có nên không"?
Chúa nghe và hiểu ý nội tán Phạm, liền nói "Đấy đều là do người ta xu nịnh bày ra, thực không tự ý ta" rồi tức thì ra lệnh đình bãi các việc xây dựng lâu đài, dần lánh xa Tống thị và quan tâm việc chính sự trở lại.
Câu 6: Chúa Nguyễn Phúc Lan mất vì lý do gì?