Vào thập niên 1860, việc dùng khí đốt thắp đèn đường đã phổ biến ở nhiều nơi như Hong Kong, Thượng Hải (Trung Quốc), Batavia (Indonesia), Yokohama (Nhật) hay Singapore...
Dự án đầu tiên đề nghị lên thành phố Sài Gòn là của Roberdeau, một nhà kinh doanh người Pháp vào giữa năm 1869. Ông đề xuất thành phố cho làm 300 cây đèn lồng dùng khí đốt với tổng kinh phí 150.000 Franc. Theo Roberdeau, lúc ấy Paris đang dùng tới 100 triệu m3 khí đốt mỗi năm để thắp đèn đường, trong khi nhu cầu của Sài Gòn vào năm 1872 (là năm dự kiến làm xong hệ thống đèn khí đốt) chỉ là 160.000 m3.
Phiên họp sau đó của Hội đồng thành phố Sài Gòn hoàn toàn tán đồng về khả năng dùng khí đốt và về nhu cầu 300 cây đèn lồng cho thành phố nhưng chưa nắm rõ khía cạnh kinh tế của vấn đề nên đã cử một ủy ban đặc biệt nghiên cứu thêm ở Singapore, Hong Kong và Batavia. Cuối cùng, dự án của Roberdeau không được thông qua với lý do là dùng khí đốt tốn kém hơn so với việc dùng dầu lửa mà ngân sách của thành phố lại eo hẹp.
Roberdeau sau đó còn nhiều lần đề nghị về câu chuyện dùng khí đốt vào các năm 1869, 1873, 1874 nhưng đều không đi đến đâu. Hội đồng thành phố còn nhiều lần xem xét các dự án khí đốt như lập nhà máy sản xuất khí đốt ở Sài Gòn của Parker vào tháng 1/1876, những lần đề nghị cho việc thầu khai thác đèn khí đốt của Spooner và Faure năm 1879 hay của Dolon năm 1891. Nhưng tất cả đều bị bác bỏ với lý do giá quá đắt, mặc dù đầu năm 1886, một ủy ban được giao nhiệm vụ nghiên cứu để tìm một phương thức thắp sáng ngoài đèn dầu đã đi đến kết luận là nên dùng khí đốt hoặc điện.
Từ năm 1869 đến 1891 là 22 năm liên tục có những dự án và đề nghị của giới kinh doanh, cũng như những cuộc tranh luận kéo dài của Hội đồng thành phố nhưng theo cuối cùng Sài Gòn vẫn chưa có ngày nào sử dụng đèn khí đốt cho việc thắp sáng đường phố.
Câu 4: Nơi đầu tiên được thắp đèn điện ở Sài Gòn hiện là công trình nào?