Kinh thành Huế được vua Gia Long cùng đại thần Nguyễn Văn Yến khảo sát và quy hoạch trong hai năm 1803-1804, khởi công vào mùa hè năm 1805 và hoàn thành vào năm 1832 dưới thời vua Minh Mạng. Kinh thành được xây dựng trên cơ sở kết hợp các nguyên tắc kiến trúc của phương Đông với kỹ thuật bố phòng quân sự theo kiểu thành lũy của Vauban (Pháp) và thích ứng điều kiện địa hình tại chỗ.
![]() |
Hình ảnh kinh thành Huế năm 1920 được chụp từ máy bay do trang mạng Hiệp hội bằng hữu Huế xưa của Pháp thực hiện. |
Kinh thành Huế có dạng mặt bằng gần như là hình vuông, riêng mặt trước hơi khum ra như hình cánh cung, vì mặt thành này phải chạy theo chiều uốn nhẹ của đoạn sông Hương chảy qua.
Chu vi của vòng thành xây bó bằng gạch là 10.571 m. Trên thành không phải là một mặt phẳng, mà được đắp giật cấp, tạo thành 3 dải đất thấp dần kể từ ngoài vào phía Thành Nội. Diện tích của Thành Nội là 520 ha.
Kinh thành Huế có 10 cửa, một cửa phụ và hai thủy quan. Mặt thành đều có xây các pháo đài, giác bảo, pháo nhãn, tường bắn, vọng lâu... để canh gác, phòng thủ. Ở chính giữa mặt kinh thành phía trước có Kỳ đài cao lớn, uy nghi.
Mặc dù chịu đựng sự tàn phá của thời gian gần hai thế kỷ và nhất là bom đạn trong chiến tranh, kinh thành Huế vẫn giữ được hầu như đầy đủ diện mạo. Mang giá trị cao về nhiều phương diện, tòa thành cổ được UNESCO xem là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật quan trọng nhất thuộc quần thể cố đô Huế, di sản thế giới.
Câu 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh từng theo học trường nào ở Thừa Thiên Huế?