Cột cờ Hà Nội cao hơn 33m, gồm ba tầng: đế, thân cột và vọng canh. Ở phần chân đế, mỗi cấp là một hình tứ diện vuông, thu nhỏ và cao dần từ dưới lên trên. Tại cấp thứ 3 có bố trí 4 cửa theo các hướng Đông - Tây - Nam - Bắc, trên mỗi cửa có biển đề tên: cửa đông là Nghinh Húc (đón sáng ban mai); cửa Tây là Hồi Quang (nhìn về hoàng hôn); cửa Nam là Hướng Ninh (trông theo ánh mặt trời), riêng cửa Bắc không thấy đề tên.
Phần thân cột cờ là hình trụ tám cạnh, thu nhỏ dần từ dưới lên trên. Trong thân cột có 54 bậc thang xoáy chôn ốc lên đến tận đỉnh. Toàn thân cột cờ được soi sáng và thông hơi bằng 39 cửa nhỏ hình hoa thị và sáu cửa hình dẻ quạt.
Đỉnh cột cờ (vọng canh) có cấu trúc như một gác lầu hình bát giác với 8 cửa sổ, mỗi cửa rộng 1m, trên có mái che.

Nhìn tổng thể cột cờ gồm những khối lăng trụ xếp lên nhau, nhỏ dần từ dưới lên trên.
Dưới triều nhà Nguyễn, trong các dịp lễ Tết, cờ vàng của triều đình thường được treo trên đỉnh cột. Cột cờ còn là nơi vua quan xem duyệt quân ngũ, đấu võ. Đây cũng là vọng gác cho khu vực thành Thăng Long. Công trình này chỉ cách cửa thành phía nam - Đoan Môn khoảng 300 m, cách điện Kính Thiên 500 m và cách cửa Bắc chừng gần 1.000 m. Từ trên đỉnh của kỳ đài có thể quan sát cả vùng rộng lớn trong và ngoài khu hoàng thành.
Câu 3: Sau khi chiếm được Hà Nội, người Pháp đã sử dụng cột cờ để làm gì?