Theo Đại Việt sử ký toàn thư, sau khi Trịnh Tùng được phong Tả tướng, Thái úy Trường quốc công, Vũ hầu Lê Cập Đệ rất ghen ghét và nhiều lần bày mưu hãm hại. Trịnh Tùng đã cùng gia binh lập mưu, giết được người này, đồng thời khiến gia tộc, quân lính của Cập Đệ sợ hãi, không dám làm phản.
Bấy giờ, hai quan trong triều là Cảnh Hấp và Đình Ngạn nói với vua Lê Anh Tông, Trịnh Tùng cầm quân, quyền thế rất lớn, vua khó lòng cùng tồn tại được.
"Vua nghe nói vậy, hoang mang nghi hoặc, đương đêm, bỏ chạy ra ngoài, đem theo bốn hoàng tử cùng chạy đến thành Nghệ An và ở lại đó. Tả tướng bàn với các tướng rằng: Nay vua nghe lời gièm của kẻ tiểu nhân, phút chốc khinh suất đem ngôi báu xuôi giạt ra ngoài. Thiên hạ không thể một ngày không có vua, bọn ta và quân lính sẽ lập công danh với ai được? Chi bằng trước hết hãy tìm hoàng tử lập lên để yên lòng người, rồi sau sẽ đem quân đi đón vua cũng chưa muộn. Bấy giờ hoàng tử thứ năm là Đàm ở xã Quảng Thi, huyện Thuỵ Nguyên, bèn sai người đi đón về tôn lập làm vua", Đại Việt sử ký toàn thư viết.
Trịnh Tùng sau đó sai người đến Nghệ An đón Lê Anh Tông và các con vua về, đồng thời cho quân ngầm bức hại vua, rồi phao tin là vua tự thắt cổ.
Lập hoàng tử Đàm 5 tuổi làm vua (tức Lê Thế Tông, năm 1573), Trịnh Tùng ngay lập tức dùng quyền lực để vua phong ông làm đô tướng, tiết chế các xứ thủy bộ chư dinh, kiêm tổng nội ngoại bình chương quân quốc trọng sự; trao quyền tự xử quyết trước mọi công việc nhà nước rồi sau mới tâu vua.
Năm 1599, khi vua Lê Thế Tông 9 tuổi, Trịnh Tùng ép vua (có tài liệu ghi là tự phong) tấn phong ông làm Đông nguyên súy tổng quốc chính thượng phụ Bình An Vương. Bình An Vương Trịnh Tùng được vua ban ngọc tản làm vật báu lưu truyền; cấp ruộng nương để rộng thêm phong ấp.
Cùng thời gian đó, Trịnh Tùng cho xây phủ chúa Trịnh "quá đỗi thênh thang, bề thế, lộng lẫy với những tòa ngang, dãy dọc sơn son thếp vàng, đèn hoa giăng mắc lung linh", theo tài liệu của Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội. Đây trở thành nơi các quan đến tâu bày, bàn việc nước, thay vì cung điện của nhà vua.
Câu 4: Trịnh Tùng đã ứng xử thế nào khi anh trai Trịnh Cối - người bị ông lật đổ và theo nhà Mạc - bị chết ở xứ xa?
b. Cho người mang linh cữu về an táng, lại tâu vua xá tội cho Trịnh Lỗi