Nhà Nguyễn đến thời kỳ suy vong do bị nạn quyền thần lấn lướt, Phúc Thuần nhỏ tuổi, lại bị bất ngờ đưa lên ngôi, trở nên bỡ ngỡ trên ngai vàng. Mọi quyền hành đều do Trương Phúc Loan thao túng.
Từ khi đưa được Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi, Trương Phúc Loan tự xưng là Quốc phó, một mình chuyên quyền quyết định mọi việc. Những kẻ thân cận của Trương Phúc Loan nắm giữ mọi chức vụ trong triều. Hai con trai của ông đều lấy công chúa họ Nguyễn và giữ các chức vụ quan trọng. Số quan lại tăng lên không ngừng nhằm đốc thúc thuế khóa, vơ vét của cải của dân.
Không chỉ thao túng về chính trị, Trương Phúc Loan còn nắm giữ nguồn tài chính của cả xứ Đàng Trong. Quyền thần này một mình thu thuế của năm nguồn lớn nhưng chỉ nộp lại cho nhà nước khoảng 1/5, còn lại đút vào túi riêng. Loan còn làm nhiều việc khác để đem lại thu nhập.
Theo Lịch sử Việt Nam, vàng bạc, châu báu, vật báu, gấm vóc, vườn ruộng, nhà cửa, tôi tớ, trâu ngựa của Trương Phúc Loan không biết bao nhiêu mà kể. Nhiều thương nhân nước ngoài bị Loan quỵt tiền. Trương Phúc Loan “ngày càng kêu rông, tham lận tàn nhẫn, làm bậy không sợ ai, người đời bấy giờ gọi Loan là Trương Tần Cối” (theo Đại Nam liệt truyện, Tiền biên).
Câu 6: Chúa Nguyễn Phúc Thuần mất sau khi ở ngôi chúa được 12 năm. Lý do ông mất là gì?