Năm 1545, Nguyễn Kim, người có công gây dựng lại nhà Hậu Lê sau khi rơi vào tay nhà Mạc, bị hàng tướng triều Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc chết. Trịnh Kiểm, con rể ông được vua Lê phong làm Lượng quốc công, thay Nguyễn Kim nắm giữ binh quyền.
Từ đây, Trịnh Kiểm bắt đầu thực hiện ý đồ tước bỏ dần thế lực của họ Nguyễn để tập trung quyền hành vào tay họ Trịnh. Trịnh Kiểm giết con trai cả của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông. Trước tình thế đó, Nguyễn Hoàng, con trai thứ của Nguyễn Kim, phải tìm cách thoát khỏi sự ám hại của Trịnh Kiểm.
Nguyễn Hoàng đem chuyện này bàn với cha đỡ đầu là Nguyễn Ư Dĩ và được ông khuyên cáo bệnh về nghỉ ở chốn Thuận Hóa “hiểm trở, kiên cố”. Để tránh sự nghi ngờ của Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng đã nhờ chị là Ngọc Bảo (vợ của Trịnh Kiểm) xin vào trấn thủ Thuận Hóa. Bên cạnh đó, Nguyễn Hoàng còn cho người đến hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm và nhận được câu ẩn ý “Hoành sơn nhất đái khả dĩ dung thân” (nghĩa là một dải Hoành sơn có thể dung thân được).
Đất Thuận Hóa xa xôi, hiểm nghèo. Hơn nữa, nếu Nguyễn Hoàng vào đó, Trịnh Kiểm có thể tập trung tiêu diệt nhà Mạc, thu phục kinh đô, dựng cơ đồ nhà Trịnh. Vì vậy, Trịnh Kiểm đã dâng biểu xin vua bổ nhiệm Nguyễn Hoàng vào đó trấn thủ.
Năm 1558, Nguyễn Hoàng được vua Lê trao “cờ tiết làm trấn thủ” và giao cho toàn quyền quyết đoán mọi việc. Từ đây, Nguyễn Hoàng bắt đầu xây dựng cơ đồ họ Nguyễn ở phương Nam, trở thành chúa Nguyễn đầu tiên.
Câu 2: Chúa Nguyễn Hoàng thường được dân chúng gọi là gì?