Từ điển của giám mục Jean-Louis Taberd là Nam Việt - Dương Hiệp Tự vị phản ánh biến chuyển quan trọng của tiếng Việt trong khoảng giữa thế kỷ 17 và 19.
So sánh tự điển của Taberd và Alexandre de Rhodes thì âm "ꞗ" (ȸ) biến mất, thay thế bằng âm "v" hoặc "b". Những âm "bl", "ml", "pl", "sl", và "tl" cũng biến mất, thay thế bằng "tr", "nh", "l", "s". Dạng chính tả của chữ quốc ngữ ở thời điểm này không khác mấy cách viết ngày nay.
Gia Định báo là tờ báo đầu tiên bằng chữ quốc ngữ, được Trương Vĩnh Ký sáng lập và cho ra mắt vào ngày 15/4/1865 tại Sài Gòn. Đây là phương tiện truyền thông hoàn toàn mới mẻ khi đó, làm cho chữ quốc ngữ có cơ hội phổ biến trong dân chúng.
Gia Định báo phát hành trong phạm vi vùng chiếm đóng của Pháp lúc đó là ba tỉnh miền Đông Nam Bộ. Nội dung chính tờ báo ban đầu gồm hai phần công vụ và tạp vụ.
Phần công vụ chuyên về các vấn đề chính trị, pháp lý, công quyền, đăng các công văn, nghị định, thông tư, đạo dụ của chính quyền thực dân; còn phần tạp vụ gồm tin tức địa phương trên các lĩnh vực: kinh tế, tôn giáo, văn hóa - xã hội.
Sau khi Trương Vĩnh Ký làm giám đốc, báo có thêm các phần khảo cứu, nghị luận, gồm bài dịch thuật, sưu tầm, khảo cứu, sáng tác thơ, văn, lịch sử, truyện cổ tích.
Câu 5: Đến khi nào chữ quốc ngữ mới được công nhận là văn tự chính thức ở Việt Nam?