Với hai quyển sách Từ điển An Nam - Bồ Đào Nha - Latin (còn gọi là Từ điển Việt - Bồ - La) và Phép giảng tám ngày bằng quốc ngữ được xuất bản năm 1651 ở Roma, giáo sĩ Alexandre de Rhodes (1591-1660) là người có công lớn trong việc chế tác ra chữ quốc ngữ.
Cuốn từ điển dựa trên các ký tự tiếng Việt của những giáo sĩ người Bồ Đào Nha và Italy trước đó, có thể coi là sự kiện đánh dấu sự ra đời của chữ quốc ngữ.
Nhà nghiên cứu Võ Long Tê nhận xét: "Đành rằng giáo sĩ Alexandre de Rhodes không phải là người duy nhất đã sáng chế và làm cho chữ quốc ngữ trở nên hoàn hảo, nhưng lịch sử vẫn xem vị giáo sĩ này là thủy tổ chữ quốc ngữ vì đã có công thử thách chữ quốc ngữ trong các lĩnh vực soạn sách tự điển, văn phạm, giáo lý, và nhất là phổ biến rộng rãi chữ quốc ngữ bằng những tác phẩm ấn loát tại nhà in của Thánh bộ Truyền giáo tại La Mã".
Bản thân Alexandre de Rhodes đã viết như sau: "Khi tôi vừa đến Nam Kỳ và nghe người dân bản xứ nói, đặc biệt là phụ nữ, tôi có cảm tưởng mình đang nghe chim hót líu lo, và tôi đâm ra ngã lòng, vì nghĩ rằng, có lẽ không bao giờ mình học nói được một ngôn ngữ như thế... Tôi tự ép buộc mình phải dồn mọi khả năng để học cho được tiếng Việt. Mỗi ngày tôi chăm chỉ học tiếng Việt y như ngày xưa tôi học môn thần học ở Roma".
Hiện, quan điểm chữ quốc ngữ được hình thành từ công lao tập thể của những giáo sĩ được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận hơn.
Câu 3: Ở thế kỷ 17, theo từ điển Việt - Bồ - La, từ "trời" theo chính tả ngày nay được viết như thế nào?