Theo Từ điển hiện vật văn hóa các dân tộc Việt Nam, chiếc váy truyền thống của người Mường có dạng hình ống, dài từ nách đến gót chân, được gọi là wải.
Từ chân váy đến ngang eo là chất liệu vải bông nhuộm đen, cạp váy dệt bằng sợi tơ tằm với nhiều hoa văn màu sắc. Họa tiết trên cạp váy được chia theo 3 phần, phần sát nách là hình quả trám, ngôi sao; phần giữa là hình con rồng, công, cá, rùa, chim, nhện...; phần dưới cùng dệt những sọc dọc nhiều màu sắc.
Váy này được phụ nữ người Mường sử dụng hàng ngày, lồng đè lên chiếc yếm bên trong và khoác thêm bên ngoài chiếc áo trắng dài tay thân ngắn. Khi mặc, váy được lồng vào thân người, phần còn rộng được quấn sang một bên rồi giắt vào cạp váy. Phụ nữ Mường bẻ một phần cạp váy cho hoa văn lộ ra bên ngoài và dùng thắt lưng may bằng vải bông hoặc vải tơ tằm màu xanh, quấn ngang lưng váy.
Trước kia, theo quan niệm của người người Mường, chỉ con gái gia đình quyền quý mới được mặc váy có cạp dệt hình công, phượng, rồng. Ngày nay, không còn sự phân biệt này và cạp váy cũng được thêu dệt đơn giản hơn, thậm chí nhiều người không dệt phần cạp nữa mà sử dụng tấm vải phin hoa tách rời để thay thế.
Câu 5: Sường xám là trang phục truyền thống của dân tộc thiểu số nào ở Việt Nam?