Người Hà Nội xưa gọi cầu Paul Doumer là cầu Bồ Đề vì nó bắc qua bến Bồ Đề (huyện Gia Lâm). Cây cầu này còn có tên khác là cầu sông Cái (tên gọi khác của sông Hồng).
Cầu Long Biên ra đời giúp cho kế hoạch khai thác thuộc địa của người Pháp nhưng cũng giúp giao thông nối giữa Hà Nội và các tỉnh phía Bắc trở nên thuận tiện. Cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng đã giúp người dân không gặp khó khăn khi vượt qua con sông thuộc loại lớn nhất Việt Nam, đặc biệt trong mùa mưa lũ. Tuyến đường sắt từ Hà Nội đi biên giới Việt - Trung, đoạn Hà Nội - Gia Lâm được đưa vào khai thác trên cầu Long Biên này làm giao thương phát triển.
Người Hà Nội thời ấy ai cũng thuộc lòng câu thơ:
Hà Nội có cầu Long Biên
Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng
Tàu xe đi lại thong dong
Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi...
Câu 3: Thất bại ở chiến tranh Đông Dương, những người lính viễn chinh Pháp cuối cùng đã qua cầu Long Biên, rời khỏi Hà Nội để chuyển quyền tiếp quản cho quân đội nhân dân Việt Nam. Đó là năm bao nhiêu?