Dòng tộc của Lê Hữu Trác vốn có truyền thống khoa bảng. Nhiều người trong gia đình ông đỗ tiến sĩ và làm quan to. Cha ông là Lê Hữu Mưu làm đến chức Thị lang Bộ Công triều vua Lê Dụ Tông, khi mất được truy tặng hàm Thượng thư (năm 1739). Khi đó, Lê Hữu Trác mới 19 tuổi. Ông phải rời kinh thành về quê nhà, vừa chăm nom gia đình, vừa chăm chỉ đèn sách. Cũng giống như hầu hết sĩ tử thời bấy giờ, ông lấy khoa cử làm bước đường quan lộ, mong rạng danh cho dòng tộc.
Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước rối ren, có nhiều biến động, bị chia cắt, dân tình đói khổ, các cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi nên ngoài dùi mài kinh sử, Lê Hữu Trác còn nghiên cứu thêm cả binh thư và võ nghệ.
Theo cuốn Kể chuyện danh nhân Việt Nam, Lê Hữu Trác sau đó đã sung vào đội quân của chúa Trịnh, lập được ít nhiều công trạng. Song, cũng chính thời gian ấy, ông nhận ra chiến tranh chỉ mang lại đau thương mất mát, mà người lãnh chịu hậu quả chính là dân nghèo. Điều này khiến ông chán nản, chỉ muốn xin ra khỏi quân đội. Ông đã nhiều lần từ chối các đề bạt.
Năm 1746, nhân khi người anh trai ở Hương Sơn mất, ông lấy cớ phải nuôi mẹ già, cháu nhỏ thay anh rồi xin ra khỏi quân đội. Từ đây ông bắt đầu một cuộc sống mới với nghề thầy thuốc.
Câu 3: Lê Hữu Trác là danh y có ảnh hưởng lớn đến nghề thuốc Việt Nam. Ai là người đã truyền dạy nghề cho ông?