"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần kíp" là một đoạn trong bài ký viết trên bia tiến sĩ đầu tiên, nói về khoa thi năm 1442. Soạn giả của bài này là Đông các Đại học sĩ Thân Nhân Trung - cận thần được vua Lê Thánh Tông quý trọng.
Thân Nhân Trung (1419-1499) quê ở xã Yên Ninh, huyện Yên Dũng, nay là xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ông đỗ Hội nguyên, Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ khi đã 50 tuổi. Thân Nhân Trung sau đó được cử làm Hàn lâm viện thị độc, thăng Hàn lâm viện thừa chỉ, kiêm Đông các Đại học sĩ, kiêm Tế Tửu Quốc Tử Giám.
Câu nói "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" của Thân Nhân Trung đã được coi là kim chỉ nam cho quan điểm của nhà nước về đào tạo và sử dụng nhân tài. Tinh thần này không chỉ dừng lại trong phạm vi xã hội thời Lê mà còn mang ý nghĩa phổ biến đối với mọi quốc gia và thời kỳ lịch sử.
Câu 4: Có bao nhiêu trạng nguyên được khắc tên trên 82 bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám?