Nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá từng nhận định: "Trong nền văn hóa, văn nghệ Việt Nam hiện đại, một số nhà cách mạng nổi tiếng đã gắn bó và có những đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực sáng tác, nghiên cứu. Trần Bạch Đằng thuộc nhóm nhân vật đặc biệt này".
Trong sự nghiệp của mình, Trần Bạch Đằng viết từ thơ, truyện ngắn, kịch nói, đến kịch bản điện ảnh. Do ảnh hưởng gia đình, lòng yêu thích văn chương hình thành trong Trần Bạch Đằng từ rất sớm. Năm 1943, ông đã có những bài thơ đầu tay như Trên bờ Đồng Nai, Dấu cũ, Chiếu rách mưa đêm, Dạy học lậu… Đây cũng là thể loại ông gắn bó lâu dài hơn cả.
Ông đã cho ra đời các tập thơ Bài ca khởi nghĩa, Hành trình, Theo sóng Đồng Nai, Đất nước lại vào xuân, Những cái tên đồng bằng. Thơ của ông được đánh giá da diết, mang tình cảm nặng nợ với quê hương, là tấm lòng dâng hiến nhiệt nồng tuổi thanh xuân cho sự nghiệp chung của đất nước.
Ra đi, chí lớn riêng lòng
Nay về, chí lớn hòa chung muôn người
Chiến khu ơi, chiến khu ơi
Ta chào pháo lũy giữa trời miền Đông.
(Đường về Tân Phú, 1944)
Trần Bạch Đằng còn thử sức và tự khẳng định trong lĩnh vực kịch: Trần Hưng Đạo bình Nguyên (1951), Nửa tuần trăng kỳ lạ (1984), Tình yêu và lời đáp (1985), Một mùa hè oi ả (1986), Một mối tình (1987).
Câu 4: Trần Bạch Đằng từng là tổng biên tập tờ báo nào?