Trong thời gian đi sứ ở Trung Quốc, Phùng Khắc Khoan đã đưa giống ngô, giống đậu tương (có tài liệu ghi ngô và vừng) về trồng ở quê nhà. Câu chuyện Trạng Bùng đem ngô từ Trung Quốc về Việt Nam được chép lại trong nhiều sách, truyện với nhiều cách kể, nhưng các tài liệu đều khẳng định ông là người đầu tiên mang giống cây trồng này về nước Việt.
Cũng trong chuyến đi sứ, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan còn để tâm tìm hiểu và nắm bắt một số kỹ thuật sản xuất nhằm đưa về phổ biến trong nước. Theo cuốn Thần đồng xưa nước ta, trên đường đi, ông thấy nhiều xưởng dệt tơ bèn lân la làm quen, quan sát, nhớ mọi chi tiết rồi ghi chép lại. Khi về nước, ông đã truyền nghề dệt lượt mỏng (dân gian gọi là "Lượt Bùng") cho người dân.
Trong thời gian rời kinh về quê, Phùng Khắc Khoan hướng dẫn người dân làm nông. Ông viết nhiều bài thơ phổ biến trong dân gian về cây cỏ, rau quả, gia súc, gia cầm cùng cách nuôi, trồng và ích lợi của chúng. Ví dụ: "Trồng dưa chớ để mùa qua/ Ngăn phên mắt cáo kẻo gà đạp kê/ Quanh vườn thả dậu sừng dê/ Mướp trâu dưa chuột bốn bề leo dong".
Câu 5: Phùng Khắc Khoan nổi tiếng với tài thơ văn. Ông sáng tác thơ văn bằng loại chữ nào?