Lầu Ông Hoàng là di tích tham quan nằm trên một trong năm ngọn đồi đẹp ở phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết (Bình Thuận). Hơn 100 năm trước, nơi đây là biệt thự do Công tước De Montpensier của Pháp bỏ tiền xây dựng, làm nơi nghỉ dưỡng.
Sau đó, khu nhà bị phá hủy do chiến tranh, chỉ còn lại tàn tích. Địa danh lầu Ông Hoàng gắn với tên tuổi nhà thơ Hàn Mạc Tử, bởi theo một giai thoại, đây là nơi hẹn hò và ngắm trăng của nhà thơ với người tình của ông.

Phế tích lầu Ông Hoàng. Ảnh: Mạnh Tùng.
Trong bài thơ Phan Thiết! Phan Thiết!, Hàn Mặc Tử đã có những vần thơ lạ kỳ, ý thơ thống thiết. Ông ví mình như chim phượng hoàng, bay qua nhiều cung trời để rồi rớt xuống một cù lao, sau nhiều năm tu luyện đã thành chánh quả, ông theo thất tinh chỉ hướng để đi tìm một người thục nữ.
...Rồi ngây dại nhờ thất tinh chỉ hướng
Ta lang thang tìm tới chốn Lầu Trăng
Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang
Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết
Ôi trời ôi! là Phan Thiết! Phan Thiết!
Mà tang thương còn lại mảnh trăng rơi
Ta đến nơi Nường ấy vắng lâu rồi
Nghĩa là chết từ muôn trăng thế kỷ
Trăng vàng ngọc, trăng ân tình, chưa phỉ!
Trong bài hát Hàn Mặc Tử của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh cũng có những câu hát về địa danh này:
Đường lên dốc đá nửa đêm trăng tà nhớ câu chuyện xưa. Lầu Ông Hoàng đó thuở nào chân Hàn Mặc Tử đã qua.
Câu 7: Ai đã ví Hàn Mặc Tử như "một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình"?