Theo Lịch sử Việt Nam (tập 1, nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2017), Trung Quốc cuối thế kỷ 9 đầu thế kỷ 10 trở nên rối ren, khởi nghĩa nông dân khắp nơi làm lung lay nền thống trị của nhà Đường. Chính quyền đô hộ ở Giao Châu (tên nước Việt Nam thời kỳ này) cũng suy yếu. Tiếp sau các cuộc khởi nghĩa lớn của Mai Thúc Loan, Phùng Hưng... quan lại địa phương liên tiếp nổi dậy cát cứ khắp nơi.
Trước tình hình đó, đầu năm 905, Khúc Thừa Dụ - một Hào trưởng ở đất Hồng Châu (nay thuộc huyện Ninh Giang, Hải Dương), có "tính khoan hòa, hay thương người, được dân chúng suy tôn", đã khởi binh chống lại nhà Đường, giành quyền quản lý đất nước.
"Giành lấy chính quyền từ tay phong kiến nước ngoài, Khúc Thừa Dụ đã kết thúc về cơ bản ách thống trị hơn 1.000 năm của phong kiến phương Bắc. Lịch sử ghi nhớ công lao của ông như một trong những người đặt nền móng cho nền độc lập tự chủ của đất nước", sách Lịch sử Việt Nam viết.
Câu 2: Giành quyền quản lý đất nước từ triều đình phương Bắc, Khúc Thừa Dụ đã xưng là gì?