Sau khi lên ngôi, Lê Đại Hành, triều đình Hoa Lư và quân dân Đại Cồ Việt lập tức tổ chức kháng chiến chống sự xâm lược của nhà Tống. Nhưng vua Lê Đại Hành không vội vàng mang quân đi đánh Tống ngay.
Lịch sử Việt Nam có ghi biết rõ thời thế, Lê Đại Hành tìm cách hòa hoãn với nhà Tống trước. Theo lệ cũ, Lê Đại Hành lập tức sai sứ thần sang Biện Kinh dâng phương vật và dâng biểu xin phong vương cho Đinh Toàn. Nhưng tất cả động thái của Lê Đại Hành đều không được chấp nhận. Tháng 8 năm Canh Thìn (980), Tống Thái Tông sai Lư Đa Tốn viết thư buộc Lê Đại Hành phải đầu hàng.
Trước tình hình đó, tháng 10 cùng năm, Lê Đại Hành liền sai Giang Cự Vọng và Vương Thiệu Tộ đến Yên Kinh dâng sản vật, dâng biểu cầu phong cho Đinh Toàn lần thứ hai nhưng cũng không được chấp nhận. Vua Tống sai người đưa thư trả lời Lê Đại Hành với lời lẽ muốn vua đầu hàng, dâng Đại Cồ Việt.
Những hành động ngoại giao của Lê Đại Hành thực chất là nhằm tận dụng cơ hội để có thể tránh cuộc chiến tranh và tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng để tiến hành một cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ nền độc lập tự chủ của đất nước.
Câu 3: Cuộc chiến đấu chống quân Tống do vua Lê Đại Hành trực tiếp chỉ huy diễn ra trong bao lâu?